Sự nghiệp Stéphane Trần Ngọc

Ông từng đoạt các giải thưởng vĩ cầm quốc tế uy tín như Lipizer, Paganini, Grand Prix.[8] Ông cũng từng tham gia vào trải nghiệm âm thanh của các cây vĩ cầm cổ trong quá trình học tập tại Paris.[9]

Các bản thu âm của Stéphane Trần Ngọc được xuất bản khắp nơi trên thế giới như Nigg - bản sonata dành cho vĩ cầm và dương cầm (dành được Giải thưởng Grand Prix năm 1996), Ysaye sonatas - đĩa CD dành tặng Ravel, Tam tấu cho kèn Horn của Brahms, bản sonate dành cho vĩ cầm và dương cầm của Schumann (biểu diễn cùng nghệ sĩ piano người Mỹ Brian Ganz).[3]

Stéphane Trần Ngọc cũng từng đoạt giải tại Liên hoan âm nhạc Aspen, cuộc thi quốc tế Long-Thibaud năm 1990 (nơi ông đạt giải Grand Prix và giải thưởng của Khán giả bình chọn).[7][10] Ông còn biểu diễn tại các khán phòng hòa nhạc danh tiếng như Carnegie Weill Hall, Paris’ Salle Gaveau, Salle Pleyel, Nhà hát Champs-Elysées, cũng như Nhà hát SuntoriTokyo, Nhà hát Quốc gia Bắc Kinh.[7] Ông cũng biểu diễn độc tấu cùng những dàn nhạc nổi tiếng nhất Châu Âu như Dàn nhạc Radio-France, Dàn nhạc Monte-Carlo, Dàn nhạc Thính phòng Paris, Dàn nhạc Quốc gia Ile-de-France và Dàn nhạc Giao hưởng Shinsei tại Nhật Bản.[7]

Stéphane Trần Ngọc lần đầu về Việt Nam biểu diễn năm 1992.[11] Mỗi khi về Việt Nam biểu diễn, Stéphane Trần Ngọc thường tham gia giảng dạy theo lời mời của các trường đào tạo nghệ thuật.[5] Ông còn được biết đến là một trong những giảng viên vĩ cầm trẻ nhất ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Lyon (Pháp).[12] Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Lawrence (Mỹ) và là Trưởng khoa Dây của Trường Âm nhạc London (Anh).[12]

Stephane Trần Ngọc từng có một màn biểu diễn gây ấn tượng cho khán giả tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017 khi ông chơi độc tấu một bản caprice của Paganini, một tác phẩm có độ khó kỹ thuật cao được sáng tác để thể hiện khả năng kỹ thuật vĩ cầm.[13][14] Ông cũng được mời tham dự nhiều liên hoan âm nhạc và là thành viên hội đồng giám khảo các cuộc thi quốc tế.[15]

Stéphane Trần Ngọc hiện đang sống ở châu Âu.[16] Ông phân chia thời gian giữa PhápĐan Mạch.[17]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Stéphane Trần Ngọc //www.worldcat.org/issn/0190-8286 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 http://baotnvn.vn/tin-tuc/Nghe-si/39/Stephane-Tran... http://baovanhoa.vn/the-thao/artmid/422/articleid/... http://vannghequandoi.com.vn/cua-so-van-nghe/nhung... http://daidoanket.vn/am-nhac/nghe-si-violin-noi-ti... https://www.nytimes.com/2014/04/08/science/a-strad... https://stnviolin.com/index.html https://www.washingtonpost.com/archive/lifestyle/1... https://web.archive.org/web/20181028050650/http://...